Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Dự án Hinodecity được ca ngợi là một bản hoà tấu từ Tokio. Với phong cách Nhật Bản, Hinodecity như một làn gió mới cho bất động sản cao tầng ở khu vực Minh Khai ( Hà Nội). Với cảm hứng từ tư duy và phong cách của người Nhật, Vietracimex tái hiện một không gian sống, tiêu chuẩn Nhật Bản ngay tại trung tâm Hà Nội.
Vietracimex không ngại hy sinh lợi nhuận ( hào phóng kinh) khi thiết kế cửa chính căn hộ có khoảng lùi 0,6m2 tạo sự sang trọng và riêng tư cho gia chủ. Và các thiết bị đều là sản phẩm từ các thương hiệu quốc tế…
Về hệ thống PCCC quảng cáo nghe cao cấp lắm: Với các thiết bị tối tân mà hiện ở Việt Nam chỉ có các khách sạn 5 sao và số ít dự án cao cấp mới áp dụng.
Khách hàng không khỏi băn khoăn, một năm nữa thì mới bàn giao nhà, liệu thực tế dự án có là “một bản hoà tấu từ Tokio” mỹ miều như quảng cáo?
Dự án Mipec Hà Đông (Hà Nội) chào giá bán là 15 triệu/m2, nhưng quảng cáo là một căn hộ cao cấp. 15 triệu một mét vuông còn rẻ hơn cả căn hộ nhà xã hội, kể cả tái định cư…giá thành thế thì chỉ cao cấp trên giấy. Cô nhân viên bán hàng quả quyết, hãy quan tâm đến thương hiệu Mipec, đừng quan tâm tới giá tiền.
Thương hiệu Mipec ư. Cách đây chưa đầy năm cư dân Mipec Long Biên ( Hà Nội) đã căng băng rôn biểu tình, với hơn chục vụ khiếu nại chủ đầu tư. Bà Nguyễn Thị Hồng Trang, Phó ban đại diện toà nhà than thở, cuộc sống của người dân hoàn toàn không đúng như quảng cáo của chủ đầu tư. Nửa năm, bể bơi như trong mẫu quảng cáo bán nhà hoàn toàn không có, nơi vui chơi của trẻ nhỏ không có, diện tích cây xanh thì lèo tèo hơn chục cây còn tuổi chập chững tập đi…
Mùi hơi hệ thống nước xả xộc vào phòng ngủ, gọi đến năm bảy lần vẫn không khắc phục. Rồi vỡ đường ống nước. Mipec 229 Tây Sơn ( Hà Nội), cư dân ở đây cũng từng nhận trái đắng, nào là nước đục ngầu như cà phê sữa, thang máy rơi tự do, điện thì chập chờn, đã hơn 5 năm mà tình trạng nước không được cải thiện. Cư dân và chủ đầu tư vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về quỹ bảo trì, chất lượng dịch vụ, diện tích chung. Trong công văn ngày 24.3.2018, Ban QT chung cư đề nghị chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì, xử lý việc tự ý thay đổi công năng toà nhà, chiếm dụng không gian chung để kinh doanh, chiếm nhà sinh hoạt cộng đồng…
Trong khi đó chủ đầu tư quả quyết là bàn giao cho BQT toà nhà, số tiền này đã bị BQT tự ý chuyển sang các tài khoản mở tại các ngân hàng khác và chưa thông báo công khai. Hiện chủ đầu tư còn giữ gần 1 tỷ đồng.
Kiện đi cáo lại mấy năm trời mà vẫn ở tình trạng “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”.
Theo thống kê của Hiệp hội BĐS TPHCM, 5 tháng đầu năm 2018 xảy ra tranh chấp ở hơn 100 chung cư. Nội dung tranh chấp chủ yếu xoay quanh vấn đề chất lượng xây dựng, thiết bị không đúng như nêu trong hợp đồng, chưa thành lập BQT, sử quỹ bảo trì chưa rõ ràng…
Đoàn thanh tra liên ngành của UBND TP Hà Nội chọn ngẫu nhiên 50 dự án nhà chung cư để tiến hành rà soát. Có 38/ 50 dự án sai phạm về quy hoạch xây dựng. Đây chính là nguyên nhân bùng nổ tranh chấp gây căng thẳng giữa cư dân và chủ đầu tư.
Tháng 11.2017 trước tình trạng tranh chấp chung cư ngày một gia tăng, Bộ xây dựng có công văn yêu cầu UBN TP Hà Nội và UBNTP Hồ Chí Minh báo cáo về tình trạng cư dân khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án BĐS, để báo cáo Thủ tướng.
Các chủ đầu tư nên nhớ: Sảy chân gượng lại còn vừa, sảy miệng còn biết đá đưa đường nào.
Quảng cáo dự án đừng như ở đỉnh cao, thực tế thì như vực sâu, mất uy tín lắm. Đâu chỉ cứ thu tiền xong là để “cư dân sống chết mặc bay, tiền thì bỏ túi”.
2
0
2
Xem thêm
Xem thêm
Ý kiến bạn đọc (2)