Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Thuật phong thuỷ hình thành từ rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay tư thời thượng cổ, con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên, đối với nơi ở của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Kinh nghiệm về nơi cư trú được tích luỹ từ đời này qua đời khác, nên đã hình thành phong thuỷ học
Bài 1: Mang nhiều huyền bí
Trong lịch sử phát triển, thuật phong thuỷ hình thành nên nhiều trường phải khác nhau. Mỗi trường phái có phương pháp, lý luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí còn đối lập nhau. Cho đến nay, phong thuỷ vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất. Và còn mang nhiều sự huyền bí.
Chính vì “còn mang nhiều sự huyền bí” và có nhiều trường phái khác nhau, dẫn đến người dân như lạc vào mê cung của phong thuỷ. Cũng không ít người, nhân danh huyền bí để kiếm lời. Và cũng không ít người vì quá mê muội, tìm hết thầy phong thuỷ này đến thầy phong thuỷ khác. Hậu quả thật nặng nề, một người đang bình thường, bỗng điên loạn vì… quá tin phong thuỷ.
Tin hay không là quyền lựa chọn của mỗi con người. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo để nhận ra những gì hợp lý, những gì vô lý…dễ bị rơi trạng thái không tin ở chính mình.
Khi đã không tin ở chính mình thì làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn. Và cuối cùng là…do phong thuỷ không tốt.
Một lần giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Bách hẹn tôi đến nhà riêng để thực hiện bài phỏng vấn về ý tưởng xây dựng các bệnh viện vệ tinh, để người bệnh không đổ dồn về các bệnh viện lớn, vừa gây quá tải, vừa tốn kém đi lại cho người bệnh.
Vì có ca mổ đột xuất, ông gọi điện nói tôi có thể chờ thêm, vì ông có chuyến công tác dài ngày. Tiếp tôi là bà Vi Thị Nguyệt Hồ, vợ của cố giáo sư Tôn Thất Tùng, mẹ của giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Bách.
Bà kể cho tôi nghe quanh chuyện cố giáo sư Tôn Thất Tùng với bệnh nhân. Tôi nhớ mãi câu chuyện, đó là một cụ ông ba lần ngã cầu thang, không gẫy chân thì gãy tay, lần thì mình mẩy bầm tím. Lạ là, cứ đến bậc thang đó là cụ ngã.
Con trai cụ là một doanh nhân nên cúng bái rất cẩn thận và chuẩn chỉ. Người con đã mời đến mấy thầy phong thuỷ về xem ngôi nhà. Mỗi thầy phán một kiểu, khiến cả gia đình hoang mang tột độ. Cộng với công việc làm ăn bỗng ngày một sa sút, chủ nhân ngôi nhà quyết định bán nhà.
Nhưng trong lúc chờ tìm được ngôi nhà hội tụ đủ các tiêu chuẩn như lời thầy phong thuỷ, thì ông bố ngã lần thứ ba, đúng bậc cầu thang đó. Nên gia đình lo sợ đến mất ăn mất ngủ.
Gặp lại bệnh nhân lần thứ 3 thì giáo sư Tôn Thất Tùng không kìm được bình tĩnh. Nghe con trai cụ trình bày và nhân thể “trải lòng” về những sự cố mà gia đình đã gặp, cộng với lời phán của các thầy phong thuỷ. GS Tôn Thất Tùng trấn an: Chiều nay tôi sẽ đến nhà anh.
Đến cầu thang, GS ngước nhìn lên rồi bước đến bậc thang mà đã gây ngã cho cụ già đến ba lần, rồi bước tiếp. Khi GS bước xuống đến bậc thang bí ẩn, ông chợt dừng bước. Và GS đã tìm ra nguyên nhân, vì sao cụ già cứ bước đến bậc thang này là ngã.
Thứ nhất, GS mời chủ nhân ngôi nhà đến bậc thang ông đang đứng và nói, anh có nhìn thấy tia nắng chiếu từ cửa thông gió kia không, Ánh nắng chiếu xuống đúng bậc thang lại ở vị trí hình rẻ quạt nhỏ nhất ( khúc cua), bậc thang lại làm bằng đá trắng theo phong thuỷ. Cụ tuổi cao đi không vững, phải vịn lan can, đến bậc thang này vừa cộng ánh sáng, vừa bậc thang nhỏ nhất, nên cụ bước bị hụt.
Trong khi gia đình anh toàn người trẻ, khoẻ, minh mẫn nên đi không phải vịn vào lan can, đi ở chỗ bậc thang rẻ quạt rộng nhất nên không bị ngã. Anh thử đi đúng ven lan can thử xem…Chủ nhân ngôi nhà thử và lúc này mới nhận ra vì sao bố cứ đến bậc thang này là ngã. Theo lời GS, anh che phần ánh sáng lọt qua cửa thông gió chếch phía trên. Và thấy lời GS là có cơ sở.
Rồi đến ngày bố xuất viện, lần này cụ không gãy chân như lần trước mà lại gẫy tay. Cụ ông nhất định không ở trên tầng mà quyết đòi xuống tầng 1 để nằm, vì quá sợ bậc thang ma quái. Nhưng sau một hồi thuyết phục, cụ ông đi thử thì không bị ngã tại bậc thang bí ẩn đó.
Vì vẫn tin phong thuỷ, mình là mệnh thuỷ nên chủ nhân ngôi nhà chỉ thay cách bậc cầu thang, bậc màu trắng, bậc lát gỗ, cụ ông và nhiều người trong gia đình cũng có cảm giác đi an toàn hơn, vì cầu thang đá trắng, cộng ánh sáng dễ bị loá mắt, không nhìn rõ bậc cầu thang, nhất là những bậc hình rẻ quạt.
Bố không ngã, gia đình hết hoang mang lo sợ về bậc cầu thang ma ám, chủ nhân ngôi nhà phấn chấn lấy lại tinh thần, kinh doanh đâu lại vào đó.
Thấy GS Tôn Thất Bách bước vào phòng khách, bà Nguyệt Hồ cười nhẹ, rồi nói: “Một khi tâm an thì mọi chuyện hanh thông. Một khi mà tâm lúc nào cũng bất an, lo sợ, ám ảnh thì làm sao minh mẫn đển làm việc, cháu thấy có đúng không”.Tôi gật đầu và nói : Cháu cũng nghĩ thế.
Một câu chuyện hết sức bình dị. Và tôi ngẫm rằng, mọi chuyện đều có nguyên do của nó, nếu ta tin ở chính mình.
2
0
2
Xem thêm
Xem thêm
Ý kiến bạn đọc (2)