user-avatar

Linh Tran

0 đánh giá
65 Bài viết

Xem bình luận

Chung cư tên ngoại- chiếc áo không làm nên thầy tu


Lúc 19:06 20/06/2018 5 chia sẻ

Cư dân đang cư ngụ tại các toà chung cư mang tên ngoại, cứ phải đánh vần từng chữ vì không thông thạo tiếng nước ngoài

Những năm gần đây, các chủ đầu tư đua nhau đặt tên ngoại cho các dự án bất động sản. Người dân không bập bõm đánh vần thì cũng phiên âm nửa ta, nửa tây để đọc cái tên chung cư mình đang cư ngụ.

 

Ngô ngọng đọc tên tây

 

Cô tôi, vừa theo vợ chồng con trai về cư ngụ tại toà nhà mà chủ đầu tư Tân Hoàng Minh mệnh danh là đế vương, là phong cách hoàng gia…nhưng với người già như bà thì…ở đây chẳng khác gì giam lỏng..

 

Đúng là cười ra nước mắt cái hôm tôi nhận được điện thoại của bà báo tin đã về nhà mới và mời đến chơi. Bất ngờ, khi bà bảo tôi đi lấy giấy bút. Tôi nói: Cô cứ đọc, cháu nhớ. Bà bảo là không đọc được tiếng tây, phải đánh vần từng chữ.

 

Bắt đầu của trò chơi “ghép chữ”: Chữ D có dấu phẩy ở trên nhé. Xong chưa, viết tiếp nhé:  Pa lai ét sờ de lo u I ét sờ ( D’palais De Louis). Ối giời ơi, tôi cười to: Toà nhà của Tân Hoàng Minh ở trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội phải không có. Đúng rồi, cô tôi thở dài: Khổ quá, mỗi lần ai hỏi tên toà nhà, đánh vần đến mỏi cả miệng.

 

Hẳn chỉ những người thạo tiếng Pháp mới đọc gọi là trôi chảy.

 

Theo các chủ đầu tư, sở dĩ mốt lấy tên ngoại đặt cho các dự án bất động sản được thịnh hành phần là theo phong trào, hơn nữa, ý nghĩa của tiếng ngoại không phải diễn giải dài dòng như tiếng Việt. Ví như, dự án Cộng Hoà Gradan, nếu như tiếng Việt thì ai lại đặt tên  dự án là Cộng Hoà vườn, hay Cộng Hoà cây xanh (Gardan nghĩa là vườn, cây xanh).

 

Chung cư đúng là nơi tuổi trẻ lưạ chọn làm tổ ấm, nhưng không phải người lớn tuổi, trung niên không lựa chọn, chính vì vậy mà đối tượng không thông thạo ngoại ngữ gặp nhiều kkhó khăn khi gọi tên chung cư nơi mình đang ở.

 

Một cán bộ văn phòng đăng ký nhà đất quận Cầu Giấy đã chia xẻ trên mạng xã hội rằng, họ rất vất vả khi làm thủ tục cấp sổ đỏ cho những người dân ở chung cư đã lớn tuổi. Khi kê khai, ghi tên chung cư không thiếu thì thừa, thậm chí còn viết sai, nên khi yêu cầu kê khai lại tránh sai khi cấp sổ đỏ, thì người dân than phiên phức, gây khó

 

Còn nhân viên các sàn giao dịch bất động sản cũng cười ra nước mắt khi khách hàng đọc tên dự án tiếng tây theo phiên âm Việt

 

Chiếc áo không làm nên thầy tu

 

Trong xu thế các chủ đầu tư tim tên ngoại đặt cho dự án, theo lý giải của các chủ đầu tư là họ chọn tên tây để đặt chính là thông điệp gửi đến khách hàng. Chị Vân An, chủ nhân tương lai của căn hộ thuộc dự án Cộng Hoà Gardan cho hay, theo đúng nghĩa của Gardan thì đây là dự án vườn, cây xanh. Dự kiến, tháng 7 này chủ đầu tư bàn giao căn hộ, nhưng có lẽ cư dân mua căn hộ đợt đầu sẽ phải sống trong bui và tiếng ồn ít nhất dăm năm trở lên.

 

Bởi dự án mới xây dựng được 1/3 số toà, diện tích còn quá nhỏ để dành cho cây xanh. Chủ đầu tư quảng cáo cho hoành tráng, thực tế thì không bao giờ. Bể bơi, có nơi thiết kế xong khoanh để đó, nơi thì xây xong không có nước, nơi thì bể bé tí hin mà người ở đông như kiến cỏ.

 

Bể bơi thuộc dự án của khu chung cư Sông Hồng Park View được xây dựng ngay giữa lối đi của hai toà nhà, rất nguy hiểm, cụm dân cư ở đây than vãn không có lấy nổi một mét vuông cho sân vườn, như lời đã hứa của chủ đầu tư.

 

Bắt đầu từ một vài dự án bất động sản mang tên tây, giờ thì thật hiếm hoi để tìm được chung cư mang tên thuần Việt mà toàn là Sky Park Residance, Grandeur Place, Dream dan Bonanra, Gol den Park Tower, Bohemia Residence…có dự án thì “tây ta” kết hợp như:  Thống Nhất Com Plex, Marina bay Thủ Thiêm, Suoitien Com plex; Thăng Long Numberone, Thăng Long Royal plaza…

 

Một cư dân ở khu tái định cư Bình Khánh, Thủ Thiêm (TPHCM) cho hay chung cư nơi chúng tôi sống mang tên doanh nghiệp, chủ đầu tư Đức Khải, vừa dễ đọc, dễ nhớ, không phải đánh vần từng chữ như mấy chng cư mang tên tây.

 

Trước ý kiến của người dân “khổ” vì tên chung cư, năm 2014, Bộ Xây dựng đã có dự thảo không cho đặt tên dự án nhà ở bằng tiếng Anh, ngay lập tức các chủ đầu tư đã rần rần phản đối. Họ cho là tiếng Anh hay tiếng Việt không quan trọng, nhưng phải dễ đọc, ngắn gọn, thuận ợi cho người dân.

 

Thực tế thì người dân đang gặp nhiều khó khăn khi chung cư đặt tên bằng tiếng Anh. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, họ không đặt tên cho chung cư mà lấy luôn địa chỉ của con đường đó. Người dân rất dễ tìm .

 

Qủa đúng, chiếc áo không làm nên thày tu, thưa các chủ đầu tư bất động sản sính tên tây.

 

Người dân cần đó là chất lượng cuộc sống tại chung cư, chứ không là phải cái tên kêu lanh canh.

 

 

Tags:
0 5   

Ý kiến bạn đọc (5)

Xem thêm loading

Cùng tác giả

Xem thêm

Cùng chủ để

Xem thêm

Cư dân đang quan tâm

Lúc 08:00 01/01/1970

- Lúc 13:33 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:38 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

Đánh giá - bình luận mới

 Phong thuỷ chung cư: Choảng nhau vỡ đầu vì chiếc chuông gió

Đánh giá Lúc 12:16 30/09/2023 - Bởi Chu Phương Anh

nhà tôi cũng đang sắp nỏi tưng đầu về cái chuông gió kêu to nhất của nhà hàng xón làm cty đây. làm ăn ngày thêm thua lỗ, coing nhân say sưa chửi bới hát hò gầm rú đủ mọi âm thanh hỗ tạp bất kể giờ nào! nhịn suốt chả dám nói năng chi??? hoá tiếng Chuông gió 24h hoá kiểu gì đây hỡi thầy PT


Visaho - đơn vị quản lý toà nhà không muốn lớn

Đánh giá Lúc 08:57 09/02/2022 - Bởi Hung Le

tào lao bí đao


Thực trạng quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư

Đánh giá Lúc 09:33 12/04/2021 - Bởi Thanh Tuấn

Cơ bản là có lợi ích liên quan nên có lẽ việc này còn khó giải quyết - câu chuyện giữa chủ đầu tư - Bộ chủ quản và cư dân


Dịch vụ & Sản phẩm

loading

loading