user-avatar

Linh Tran

0 đánh giá
65 Bài viết

Xem bình luận

Phí bảo trì chung cư: Mỡ dâng miệng mèo


Lúc 08:42 28/06/2018 0 chia sẻ

2% phí bảo trì chung cư là số tiền rất lớn của cư dân, để bảo trì nơi mình đang ở. Thế nhưng, thấy số tiền quá lớn, nhiều chủ đầu tư chây ì không chịu bàn giao. Có nơi đã bàn giao cho ban quản trị, nhưng rồi cũng không minh bạch, rút ruột quỹ...

 

Chiếm dụng, sử dụng phí bảo trì chung cư là nỗi lo thường trực “mất oan tiền” của các cư dân. Giao cho chủ đầu tư, khác gì thả gà ra đuổi, giao cho Ban quản trị thì cũng khác gì… gió vào nhà trống.

 

Thả gà ra đuổi

 

“Sắp được nhận nhà rồi bà con ơi”, cư dân tương lai của chung cư CT2 Yên Nghĩa ( Hà Đông, Hà Nội) hoan hỉ loan tin, nhưng cũng đầy hoài nghi: “ Cả nhà cho em hỏi chút. Theo thông báo nhận nhà thì sẽ nộp luôn phí bảo trì. Vậy có thể thành lập luôn BQT toà nhà để quản lý số tiền đó luôn không nhỉ, chứ giao cho chủ đầu tư, sau khó đòi lại như các toà nhà khác…”. Giao phí bảo trì cho chủ đầu tư, theo các cư dân, khác gì thả gà ra đuổi.

 

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, có tới 36% tranh chấp liên quan đến phí bảo trì. Có đến 39 dự án mà chủ đầu như cứ chây ì năm này qua năm khác không chịu bàn giao cho dân.

 

Xin điểm danh các dự án “chiếm dụng” phí bảo trì của cư dân. Đó là dự án Star City tại 81 Lê Văn Lương ( HN), chủ đầu tư là Cty CP đầu tư và thương mại Vneco Hà Nội. Dự án này chủ đầu tư bàn giao cho cư dân từ năm 2014, với số tiền hơn 30 tỷ thu được từ phí bảo trì thì chủ đầu tư bàn giao “nhỏ giọt như cà phê phin”, với số tiền là 2,4 tỷ đồng. Căng hết băng rôn lại đến kiện cáo mà chủ đầu tư vẫn “đóng băng”  không chịu trả.

 

Thê thảm hơn là cư dân ở dự án Thăng Long Garden ( 250 Minh Khai, HN), đòi lên đòi xuống chủ đầu tư cũng vẫn một mực makeno. Tiền thu trực tiếp từ khách hàng, thế mà giờ đây chủ đầu tư lại chỉ đồng ý trả từ 10-12% quỹ bảo trì mỗi quý.

 

Theo giải thích của chủ đầu tư thì: Nếu BQT yêu cầu thanh toán một lần thì công ty không thể trả ngay được. Lý do vì sao thu được mà không trả được, lãnh đạo Cty may Thăng Long không trả lời nổi là số tiền số tiền đó đi đâu, rõ ràng là chiếm dụng quỹ của cư dân. Cư dân làm căng, buộc chủ đầu tư cũng “nhả dần” số tiền phí bảo trì cho BQT.

 

Phải kể đến những dự án cứ ôm khư khư tiền của dân như Mipec 229 Tây Sơn, Hồ Gươm Plaza, Hateco Hoàng Mai, chung cư 275 Nguyễn Trãi ( Hà Nội), The Pride ( Hà Đông)…TPHCM có Hoàng Anh River View, chung cư Khánh Hội 2, The Morning Sta, Investco-Babilon, New Sài Gòn…Chung cư vừa mới cháy Carina cũng còn nợ gần 20 tỷ đồng phí bảo trì, Phú Hoàng Anh ( Nhà Bè)…

 

Đòi lại phí bảo trì, dân chỉ biết căng băng rôn, gửi đơn đi khắp nơi mà không thực hiện quyền của mình đã được pháp luật bảo vệ, đó là kiện ra toà.

 

Mới đây cư dân toà nhà CT3 khu đô thị Trung Văn ( Hà Đông, HN) đã kiện chủ đầu tư là Cty CP xây dựng số 1 Sông Hồng ra TAN quận Tây Hồ, đòi lại tiền phí bảo trì là hơn 6 tỷ đồng.

 

Số tiền phí báo trì của cư dân ở nhiều dự án BĐS là rất lớn. Hành vi chây ỳ không trả lại cho người dân quản lý theo quy định là vi phạm pháp luật, người dân cần gửi đơn đến cơ quan công an, tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của cư dân.

 

Các cơ quan chức năng cũng đã đến lúc, xử lý bằng pháp luật với các chủ đầu tư, may ra mới chấm dứt được tình trạng chiếm dụng phí bảo trì.

 

Gió vào nhà trống

 

Có những BQT khi đã được chủ đầu tư bàn giao quản lý phí bảo trì thì lại sử dụng không minh bạch, sổ sách thu chi không rõ ràng. Nhiều BQT giải thích là người trong BQT phần lớn là nghỉ hưu, không nghiệp vụ chuyên môn. Có trưởng BQT như ở chung cư 165 Thái Hà (Hà Nội) đứng tên chủ tài khoản số tiền hơn 20 tỷ đồng, bỗng lặn mất tăm, khiến hàng trăm cư dân toà nhà không biết tìm đâu, đành báo công an.

 

Cư dân tại chung cư An Lạc ( Bình Tân, TPHCM) dân tố ông trưởng BQT và thư ký đứng tên đồng sở hữu 1,9 tỷ đồng phí bảo trì đã thông đồng rút ruột. Người dân tá hoả khi kiểm tra chỉ còn có 455 triệu đồng..

 

Nỗi lo chủ đầu tư chây ì không chịu bàn giao phó bảo trì cho BQT chưa vơi thì nỗi lo BQT chiếm dụng, sử dụng không minh bạch phí bảo trì…cũng không kém.

 

Bài toán quản lý phí bảo trì sao cho hiệu quả vẫn chưa có lời giải vì…lòng tham đã làm loá mắt nhiều người.

 

Đúng là tiền của dân thì trả cho dân quản lý, nhưng chế tài với BQT trong việc sử dụng quỹ còn rất lỏng lẻo, nhiều kẽ hở, dễ dẫn đến tình trạng chiếm dụng, không mình bạch trong việc sử dụng tiền của dân.

 

Người dân đã không tin cả chủ đầu tư và BQT thì phí bảo trì của dân quản thế nào cho hiệu quả. Câu trả lời về góc độ pháp lý thuộc Bộ Xây dựng.

Tags:
0 0   

Ý kiến bạn đọc (0)

Xem thêm loading

Cùng tác giả

Xem thêm

Cùng chủ để

Xem thêm

Đang thảo luận

Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Cư dân đang quan tâm

Lúc 08:00 01/01/1970

- Lúc 13:33 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:38 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

Đánh giá - bình luận mới

Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Dịch vụ & Sản phẩm

loading

loading