Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Phí bảo trì chung cư giao cho ai quản lý: Chủ đầu tư hay Ban quàn trị? Ở nhiều chung cư đã xảy ra tình trạng chiếm dụng quỹ. Cư dân đã không còn niềm tin khi đã chót “giao trứng cho ác”.
Sau khi Bộ XD ban hành quyết định quy chế sử dụng nhà chung cư ( QĐ số 08/2008), trên quan điểm “tiền của dân để dân giữ”, nhưng thực tế nhiều BQT đã không quản lý tốt quỹ này, khiến Bộ Xây dựng giờ như” đi mắc núi, về mắc sông”: Sau khi thành lập BQT có trách nhiệm vận hành, quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy chế tự quản.
Chính cái” theo quy chế tự quản” đã dẫn đến tình trạng, chủ đầu tư một nẻo, BQT một nơi, chỉ cư dân là người lãnh đủ.
Theo điều 20 của quyết định 08 nêu: Chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập tài khoản tiền gửi phí bảo trì cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại…kể từ khi đưa chung cư vào sử dụng và bàn giao tài khoản đó cho BQT.
BQT quản lý tài khoản kinh phí bảo trì với hình thức đồng chủ tài khoản (trưởng ban và một thành viên do BQT cử ra), để quản lý, sử dụng khoản kinh phí này theo quy định của pháp luật về tài chính.
Thực tế đã xảy ra tình trạng, có thành viên trong BQT chuyển đi nơi khác ở. Ví dụ như chung cư V-Star quận 7 (TPHCM) thì có tới 4/5 thành viên trong BQT chuyển đi nơi khác ở.
Vì “tự quản” có những chung cư chính các thành viên trong BQT lại mâu thuẫn với nhau trong việc sử dụng quỹ phí bảo trì. Chủ đầu tư chung cư 45 ( Thủ Đức, TPHCM) bất ngờ khi thấy BQT đã ra nội quy là BQT được tự quyết một khoản kinh phí 5% số dư “quỹ A” ngoài phụ cấp trách nhiệm. Quỹ A là quỹ gì? Thì BQT không trả lời rõ.
Chung cư xuống cấp thì chỉ người dân ở chung cư lãnh đủ.
Cư dân chung cư Văn Phú Victoria ( Hà Đông, HN) sau một năm bầu BQT, nhưng BQT lại cho mình được quyền tối thượng trong việc sử dụng phí bảo trì. Mâu thuẫn giữa cư dân với BQT ngày một gia tăng, những yêu cầu của cư dân về minh bạch tài chính không được BQT lắng nghe, đáp ứng. “Giờ tiền nằm trong tài khoản họ đứng tên, cư dân lại hành trình khiếu kiện BQT”- một thành viên ở chung cư chia sẻ.
Chung cư 165 Thái Hà (Đống Đa, HN) thì BQT nổi danh với sự cố, một thành viên trong BQT đánh cư dân chảy máu đầu. Hàng chục hộ dân bị cắt nước khi lên tiếng với BQT, mỗi gia đình phải đóng hàng triệu phí dịch vụ nhưng đơn vị vận hành không xuất hoá đơn VAT. Kinh hoàng hơn là ông Trần Đình Chiến, trưởng BQT đứng tên chủ tài khoản số tiền bảo trì trị giá hơn 20 tỷ đồng, đã vắng mặt lâu ngày tại toà nhà mà không ai biết, điện thoại cũng tắt ngấm. Một cư dân toà nhà nói rằng, nếu có bắt được ông Chiến thì cũng lắm ông ấy vào tù, còn hơn 20 tỷ đồng của dân coi như mất trắng.
Chủ đầu tư Hadico5 ( Sài Đồng, Gia Lâm, HN) cho hay, 5 tỷ đồng phí bảo trì chủ đầu tư đã phải hỏi cư dân là giao cho ai quản lý, vì chính người dân cũng không tin tưởng BQT.
Nơi thì chủ đầu tư nhất nhất không chịu bàn giao phí bảo trì, nơi thì BQT lại nhập nhèm trong việc sử dụng quỹ, khiến cư dân bất bình, đòi bầu lại BQT.
Sau 8 năm thực hiện QĐ 08/2008, chính Bộ XD đã thấy rõ những bất cập, đã ban hành Thông tư 02/2016, siết chặt hơn về việc quản lý 2% phí bảo trì. Điều 36 thông tư nêu: Trong trường hợp chủ đầu tư không không chịu bàn giao phí bảo trì thì BQT đề nghị UBN địa phương thực hiện cưỡng chế.
Ôi chao, lại hành trình chờ đợi cưỡng chế, vì còn phụ thuộc vào cách giải quyết mang tính hành chính của UBND.
Hành trình đòi tiền của mình của các cư dân vẫn thật gian nam.
Cuộc chiến 2% phí bảo trì vẫn là cuộc chiến chưa có hồi kết, dù Luật Nhà ở đã có hiệu lực thi hành mấy năm rồi.
Ảnh: chung cư v-star quận 7, 4/5 thành viên BQT chuyển nơi khác ở
0
0
0
Xem thêm
Xem thêm
Ý kiến bạn đọc (0)