user-avatar

Ái Băng

93 đánh giá
54 Bài viết

Xem bình luận

Thực trạng quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư


Lúc 09:42 06/04/2021 2 chia sẻ

Nhiều điểm còn khó thực thi quỹ bảo trì chung cư :)

Theo Báo cáo thực trạng và giải pháp về công tác quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh), Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận từ 63 chung cư do Ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo tranh chấp về quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư là loại tranh chấp nhiều thứ hai (chiếm 17/63 nhà chung cư). Trong đó, nội dung chủ yếu là CĐT không đóng phí bảo trì nhà chung cư đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng hoặc phần diện tích căn hộ chưa bán và CĐT không bàn giao phí bảo trì nhà chung cư cho BQT.

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng giữa năm 2019, trong 458 vụ tranh chấp tại các dự án nhà chung cư có 68 vụ tranh chấp (chiếm khoảng 10.3%) liên quan đến việc quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư. Tại thành phố Hà Nội, có 254/492 chung cư (chiếm 52%), có 33/82 chung cư tái định cư (chiếm 40%) mà CĐT chưa bàn giao phí bảo trì cho BQT nhà chung cư. Giá trị phí bảo trì nhà chung cư phụ thuộc vào giá bán hoặc giá thuê nhà nên tại các thành phố lớn – nơi tập trung nhiều chung cư có giá trị cao, việc tranh chấp phí bảo trì càng trở nên gay gắt. Trước tình hình này, căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 09/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quả lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 980/QĐ-BT ngày 18/11/2019 về kế hoạch thanh tra công tác sử dụng phí bảo trì năm 2020. Nhìn chung, đa số những tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư là do CĐT không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần phí bảo trì cho BQT.

Theo khảo sát hiện nay, đa số các kiến nghị đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng về cách thức thu phí bảo trì nhà chung cư hướng đến một trong hai phương án sau đây: (i) Bãi bỏ hoàn toàn việc thu phí bảo trì nhà chung cư hoặc (ii) Giữ lại việc thu phí bảo trì nhà chung cư nhưng thay đổi cách thu bằng cách chia nhỏ và thu theo tháng hoặc quý. Điển hình theo Công văn số 45/CV-HoREA của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) về thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư hiện nay theo hướng cần bãi bỏ quy định người mua nhà phải đóng phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà tại thời điểm nhận nhà. Hiệp hội Bất động sản cho rằng, quy định này không cần thiết, không hợp lý và tạo gánh nặng cho người mua nhà. Quy định chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì 2% trong thời hạn 60 tháng (5 năm, cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư). Do đó, Hiệp hội Bất động sản kiến nghị sửa đổi về mức đóng phí bảo trì nhà chung cư nên chia đều hàng tháng.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cả hai phương án nêu trên là chưa hợp lý vì lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của phí bảo trì nhà chung cư đối với cuộc sống ổn định của cư dân.

Phí bảo trì nhà chung cư 2% là khoản phí cần được coi trọng và duy trì. Theo quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở năm 2014, phí bảo trì nhà chung cư giành cho việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu. Chính vì chung cư có nhiều người sở hữu nên việc bảo trì chung cư giúp cải thiện tình trạng xuống cấp sau một thời gian đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra. Chỉ một sự cố nhỏ nhất xảy ra có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cư dân. Ngoài ra, theo tinh thần Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và điểm c khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014 quy định chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng. Do đó, phí bảo trì nhà chung cư là khoản thu cần thiết phải được duy trì.

Thứ hai, xuất phát từ việc huy động phí bảo trì nhà chung cư mỗi tháng hoặc mỗi quý từ cư dân tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thoạt nhìn, phương án “Quy định chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng phí bảo trì 2% này trong thời hạn chia đều 60 tháng” sẽ giúp giảm gánh nặng ban đầu cho cư dân, tránh tình trạng CĐT chiếm đoạt phí bảo trì nhà chung cư. Theo phương án này, BQT nhà chung cư phải có trách nhiệm thu phí bảo trì nhà chung cư của hàng trăm hộ dân mỗi tháng, hoặc thậm chí mỗi quý. Tuy nhiên, vướng mắc rất lớn là việc huy động phí từ cư dân, sau thời điểm bàn giao nhà là vấn đề vô cùng khó khăn. Pháp luật chưa dự liệu được phương án xử lý trong trường hợp: cư dân không giao nộp phí, chế tài xử lý, chủ thể xử lý, phương thức xử lý... Điển hình là 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 tại TP. Hồ Chí Minh đều có hiện tượng nứt, lún, bong tróc, cốt thép bị ăn mòn, mái bê tông cốt thép và tường bao chung cư bị xuống cấp xảy ra tình trạng thấm dột nghiêm trọng nhưng không có phí bảo trì, khó vận động cư dân đóng góp phí bảo trì, sửa chữa Do đó, chính quyền địa phương hiện đang dùng ngân sách để thực hiện công tác bảo trì chung cư, và đang thực hiện chương trình cải tạo, xây dựng lại để tái định cư cho các hộ dân.

Hơn nữa, pháp luật về nhà ở hiện nay cũng chưa quy định về phương án cụ thể thu phí từng tháng, từng quý từ cư dân. Trong trường hợp chung cư có lượng căn hộ lớn thì phương án này sẽ phát sinh nhiều hệ lụy dẫn đến trì hoãn việc bảo trì nhà chung cư, quyền lợi của từng hộ dân sẽ không được đảm bảo một cách đồng đều. Trong khi thực tiễn cho thấy, nhiều hạng mục dễ phát sinh việc bảo trì sớm như thang máy, hệ thống cấp điện, cấp ga, cấp nước, bể phốt, cứu hỏa… Do đó, pháp luật quy định đóng phí bảo trì 2% ngay tại thời điểm bàn giao nhà là hợp lý, tránh khá nhiều rắc rối ở giai đoạn sau.

Thứ ba, CĐT vi phạm trách nhiệm bàn giao phí bảo trì nhà chung cư trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa CĐT và người mua.

Điểm b khoản 3 Điều 3 Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa CĐT và người mua kèm theo Thông tư số 03 quy định: Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho Bên bán trước thời điểm ký biên bản bàn giao căn hộ. Hai bên phải cùng nhất trí rằng, CĐT có trách nhiệm gửi khoản tiền này vào tài khoản riêng của ngân hàng thương mại trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu phí của Bên mua. Bên bán có trách nhiệm bàn giao khoản phí này cho BQT trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định công nhận BQT. Tuy nhiên, điều khoản của Mẫu hợp đồng lại cho phép Bên mua và Bên bán có thỏa thuận thống nhất để CĐT tạm quản lý khoản phí này.

Thông qua quy định này, tác giả cho rằng, hai bên có thể chọn một trong hai cách sau: (i) Bên bán có trách nhiệm bàn giao khoản phí này cho BQT nhà chung cư theo quy định tối đa là 30 ngày; (ii) Hai bên cùng thống nhất để Bên bán tạm thời quản lý (thời hạn có thể quá 30 ngày kể từ ngày BQT nhà chung cư được thành lập). Tuy nhiên, cả hai cách này đều giống nhau là dù thời gian Bên bán tự nắm giữ là bao lâu thì thời gian quản lý khoản phí này của Bên bán chỉ là tạm thời và phải thực hiện bàn giao sang BQT nhà chung cư theo thỏa thuận. Và hai bên cần phải thỏa thuận thống nhất cụ thể thời gian để Bên bán tạm thời quản lý trong hợp đồng mua bán nhà. Cũng theo quy định tại điểm n khoản 2 Điều 5 Mẫu hợp đồng này, CĐT phải nộp kinh phí bảo trì 2% theo quy định của pháp luật đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của Bên bán và chuyển toàn bộ phí bảo trì đã thu của Bên mua vào tài khoản tại ngân hàng và giao cho BQT nhà chung cư theo đúng thỏa thuận tại điểm b khoản 3 Điều 3 Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở đã nêu ở trên. CĐT không được lựa chọn phương án tự quản lý mà bắt buộc phải chuyển giao sang BQT nhà chung cư.

Tuy nhiên, trên thực tế, các CĐT thường soạn thảo hợp đồng không đúng với quy định của Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa CĐT tư và người mua kèm theo Thông tư số 03. Cụ thể, điểm m khoản 5.2 Điều 5 quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên bán tại hợp đồng mua bán căn hộ Vinhomes Central Park của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Liên Phát và điểm n khoản 6.2 Điều 6 quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên bántại hợp đồng mua bán căn hộ chung cư Bcons Suối Tiên của công ty cổ phần địa ốc Bcons đều cùng có điều khoản quy định như sau: Bên bán có nghĩa vụ nộp phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm quản lý sử dụng hoặc giao cho BQT nhà chung cư quản lý sử dụng theo thỏa thuận tại Hợp đồng này. Như vậy, điều khoản quyền và nghĩa vụ của Bên bán trong Hợp đồng mua bán nhà ở của hai công ty hoàn toàn trái với Điều 109 Luật Nhà ở năm 2014; điểm b khoản 3 Điều 3, điểm n, khoản 2 Điều 5 Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa CĐT và người mua kèm theo Thông tư số 03[26], vì trong toàn bộ Hợp đồng, không có bất kỳ điều khoản nêu về kết quả sự thỏa thuận của hai bên về việc quản lý, sử dụng hoặc bàn giao phí bảo trì nhà chung cư.

Xem thêm nguồn: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/phi-bao-tri-nha-chung-cu-theo-phap-luat-ve-nha-o

0 2   

Ý kiến bạn đọc (2)

Xem thêm loading

Cùng tác giả

Xem thêm

Cùng chủ để

Xem thêm

Cư dân đang quan tâm

Lúc 08:00 01/01/1970

- Lúc 13:33 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:38 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

Đánh giá - bình luận mới

 Phong thuỷ chung cư: Choảng nhau vỡ đầu vì chiếc chuông gió

Đánh giá Lúc 12:16 30/09/2023 - Bởi Chu Phương Anh

nhà tôi cũng đang sắp nỏi tưng đầu về cái chuông gió kêu to nhất của nhà hàng xón làm cty đây. làm ăn ngày thêm thua lỗ, coing nhân say sưa chửi bới hát hò gầm rú đủ mọi âm thanh hỗ tạp bất kể giờ nào! nhịn suốt chả dám nói năng chi??? hoá tiếng Chuông gió 24h hoá kiểu gì đây hỡi thầy PT


Visaho - đơn vị quản lý toà nhà không muốn lớn

Đánh giá Lúc 08:57 09/02/2022 - Bởi Hung Le

tào lao bí đao


Thực trạng quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư

Đánh giá Lúc 09:33 12/04/2021 - Bởi Thanh Tuấn

Cơ bản là có lợi ích liên quan nên có lẽ việc này còn khó giải quyết - câu chuyện giữa chủ đầu tư - Bộ chủ quản và cư dân


Dịch vụ & Sản phẩm

loading

loading