user-avatar

Thanh Tuấn

148 đánh giá
200 Bài viết

Xem bình luận

Chung cư tính tiền điện như thế nào là đúng luật?


Lúc 16:31 16/07/2018 0 chia sẻ

Mấy ngày nay cư dân chung cư trao đổi sôi nổi về việc phải đóng tiền điện với giá như thế nào là hợp lý. Dưới đây là trao đổi của cư dân ở quận Hoàng Mai để chúng ta cùng tham khảo.

 

Theo thông tin trao đổi ngày hôm qua với Trưởng phòng kinh doanh điện - Điện lực Hoàng Mai cho biết:


- Việc CĐT đưa cư dân vào khi chưa hoàn thiện công trình về mặt pháp luật là hoàn toàn sai trái, tuy nhiên về phía cơ quan quản lý điện chỉ có ý kiến là không khuyến khích việc làm này của CĐT. Về phía cư dân cũng đã phản ánh việc CĐT hứa sẽ hoàn thiện sớm ổn định đời sống cư dân nhưng đã quá 15 tháng kể từ ngày phải bàn giao theo HĐMB (31.3.2017) đến nay CĐT vẫn không thực hiện được điều này. 

 

- HĐMB điện đối với CĐT là mua bán điện công trường không phải là điện sinh hoạt, tuy nhiên do việc CĐT cho cư dân vào ở sớm khi chưa đủ điều kiện nên quan hệ ở đây là quan hệ giữa CĐT – cư dân vì CĐT chưa bàn giao lại hệ thống cho Công ty điện lực Hoàng Mai.

 

- Công ty điện cùng CĐT cũng đang thực hiện các thủ tục để tiếp nhận hệ thống điện tuy nhiên do CĐT làm sai thiết kế/nguyên tắc gì đó nên hiện tại CĐT đang phải chỉnh sửa lại hệ thống điện khối thương mại; ngoài ra quan trọng nhất là CĐT chưa có nghiệm thu tổng thể dự án nên ĐLHM không thể tiếp nhận được. Theo dự kiến nếu PCCC của CĐT xong, nhanh thì khoảng 2-3 tháng nữa cư dân sẽ được ký kết HĐMB điện với ĐLHM.

 

- Trong trường hợp CĐT cho dân vào ở thì nếu không có thỏa thuận khác thì CĐT xem xét bán lại điện cho cư dân theo thông tư 16/2014/TT-BTC ngày 29/5/2014 (đơn giá giống với đơn giá của CĐT) (tuy nhiên vẫn là điện lực không khuyến khích trường hợp này) nhưng điện lực họ chưa nhìn thấy văn bản được kinh doanh điện do Tổng Công ty ĐL cấp nên họ không có cơ sở khẳng định việc cấp hóa đơn VAT điện có được không (trường hợp không có giấy phép này thì CĐT về nguyên tắc là không có quyền kinh doanh điện do vậy cũng không được xuất hóa đơn – tính VAT cho cư dân). 

 

Tuy nhiên ở đây do CĐT và cư dân đã có thỏa thuận giá điện trước theo công văn 20-2017/TB-BQLVH ngày 09/11/2017, nên ở đây CĐT và cư dân nên ngồi lại với nhau (mọi người cũng nên hiểu việc chúng ta đã tạo điều kiện quá nhiều khi vì nhu cầu bức thiết về chỗ ở đã phải nhận bàn giao khi công trình chưa đủ các điều kiện, CĐT đã thu được tiền đợt cuối khoảng 25-30% giá trị HĐMB thì việc CĐT hỗ trợ ngược lại cư dân là chuyện hết sức bình thường, đảm bảo hài hòa lợi ích). Cư dân có thể xem xét việc điều chỉnh giá với đơn giá sinh hoạt (dùng điện với giá sinh hoạt) tuy nhiên do CĐT chưa có bằng chứng chứng minh là đơn vị được kinh doanh điện hay không thì có thể thỏa thuận lại giá bán điện không bao gồm VAT.

 

- CĐT có quyền cắt điện hay không? Theo quy định tại thông tư 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công thương thì việc cắt điện chỉ được thực hiện bởi các đơn vị bán điện (TCT ĐL, Công ty ĐL và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện). Mặc dù CĐT là người được cung cấp điện tạm thời cho cư dân nhưng bản thân việc cho cư dân vào ở khi chưa đủ các điều kiện theo quy định của PL thì CĐT không có quyền cắt điện của cư dân nếu cư dân vẫn đang đóng tiền điện theo các thỏa thuận đang có.
 

 

Tư vấn của ngành điện là để đảm bảo hài hòa lợi ích của cả cư dân và CĐT nhất là khi cả 2 bên còn sinh sống lâu dài với nhau thì nên ngồi lại đàm phán ở mức hợp lý, nhất là khi cả CĐT (tự ý cho người vào ở khi công trình chưa đủ điều kiện) và cư dân (chưa đủ điều kiện đã về ở) đều là người sai. Nhưng ở đây quy định của pháp luật chỉ điều chỉnh trách nhiệm của CĐT. 
 

 

Theo công văn số 04/BQL-VEC ngày 05/07/2018 của CĐT mong muốn cư dân hỗ trợ và chia sẻ nghĩa vụ tài chính. Ban đại diện lâm thời và toàn thể cư dân đều thấu hiểu NHƯNG cư dân cần sự minh bạch, rõ ràng. Lỗ là lỗ bao nhiêu? Thu được bao nhiêu? Chi như thế nào? Nếu CĐT không chịu đưa ra số liệu, hoá đơn, lấy căn cứ gì để cư dân tin tưởng "hỗ trợ và chia sẻ"? Chưa kể việc thay đổi cách tính tiền điện nhưng không hề thực hiện việc chốt số công tơ cũng thể hiện sự không minh bạch trong cách làm, không đảm bảo quyền lợi cho cư dân (bên điện lực cũng bảo nếu thay đổi công tơ, đơn giá điện nhiều, thay đổi cách tính giá điện thì về nguyên tắc điên lực đều phải chốt lại chỉ số công tơ kỳ trước thay đổi với người dân).
 

 

P/S: Do vậy, trừ trường hợp CĐT và cư dân có thống nhất về đơn giá điện, cách thức thực hiện triển khai chốt số công tơ thì tạm thời cư dân chỉ nên xem xét nộp tiền điện theo đúng các cam kết hiện có là 1.650đ/Kwh.

 

Tags:
0 0   

Ý kiến bạn đọc (0)

Xem thêm loading

Cùng tác giả

Xem thêm

Cùng chủ để

Xem thêm

Đang thảo luận

Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Lúc 08:00 01/01/1970


Cư dân đang quan tâm

Lúc 08:00 01/01/1970

- Lúc 13:33 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:38 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:46 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

- Lúc 13:47 03/05/2024
user-avatar

Đánh giá - bình luận mới

Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Đánh giá Lúc 10:49 13/08/2024 - Bởi lxbfYeaa

e


Dịch vụ & Sản phẩm

loading

loading