Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Để phòng trường hợp có hỏa hoạn và đảm bảo an toàn tính mạng trong những tình huống khẩn cấp, bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng sinh tồn cần thiết này.
Trong hầu hết các vụ cháy chung cư, các nạn nhân tử vong đều do ngạt khói. Lực lượng phòng cháy chữa cháy cho hay; đa số các nạn nhân chết do qua trình tháo chạy. Những người ở trong nhà cố thủ lại không bị thương vong. Tại hiện trường các vụ cháy, có 2 trường hợp tử vong do bắc thang trèo ra ngoài trong cơn hoảng loạn; và bị trượt chân, sẩy tay rơi xuống đất. Sự cố này một lần nữa là hồi chuông cảnh báo đến các hộ dân sinh sống ở chung cư; về việc trang bị kỹ năng sinh tồn và đảm bảo an toàn cháy nổ.
Để phòng trường hợp có hỏa hoạn; và đảm bảo an toàn tính mạng trong những tình huống khẩn cấp; bạn có thể trang bị cho mình những kỹ năng sinh tồn cần thiết sau.
Kỹ năng sinh tồn cần trang bị phòng khi gặp hỏa hoạn ở chung cư
1. MAKE (LÊN) kế hoạch thoát hiểm. Nắm chắc sơ đồ nhà và các hướng thoát hiểm. Đảm bảo mọi thành viên trong gia đình biết, hiểu rõ và ghi nhớ kế hoạch này.
2. KNOW (BIẾT) ít nhất 02 lối thoát hiểm của căn nhà/ căn hộ. Đảm bảo các cửa ra vào luôn được mở ra dễ dàng khi có sự cố.
3. HAVE (CÓ) điểm tập trung khi xảy ra sự cố. Đảm bảo mọi thành viên trong gia đình biết và nắm rõ điểm tập trung khi thoát hiểm.
4. PRACTICE (THỰC HÀNH) thực hiện việc diễn tập kế hoạch thoát hiểm ít nhất 02 lần một năm với tất cả các thành viên trong gia đình, vào ban ngày và buổi tối.
5. TEACH (DẠY TRẺ EM) hướng dẫn trẻ em trong gia đình cách xử trí khi có sự cố trong trường hợp bạn không thể giúp chúng khi hoảng loạn.
6. CLOSE (ĐÓNG CỬA) luôn ghi nhớ việc đóng cửa sau lưng bạn để đảm bảo an toàn khi thoát hiểm (cửa căn hộ, cửa thang bộ/ cửa hành lang, cầu thang thoát hiểm.
7. KHI CÒI BÁO CHÁY HÚ
– Ngay lập tức di tản ra khỏi căn hộ/ căn nhà trừ khi có thông báo khác của Ban quản lý chung cư qua loa phát thanh.
– Nếu thấy KHÓI tràn ngập hành lang, đường thoát hiểm. CÚI THẤP HOẶC BÒ DƯỚI KHÓI để đến cầu thang thoát hiểm.
– TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG thang máy khi có cháy. Nếu nhà bạn có người gặp khó khăn đi lại, hãy gọi giúp đỡ.
– Trong một số trường hợp, cách an toàn nhất lại là ở nguyên vị trí trong căn hộ/ phòng của bạn. Dùng khăn ướt hoặc băng keo để bịt kín các khe hở cửa ra vào để ngăn khói tràn vào.
– Mở cửa sổ, ra ngoài ban công (nếu có) để không khí tràn vào tránh ngạt. Dùng đèn pin hoặc quần áo màu sắc để làm tín hiệu cho cảnh sát PCCC định vị được vị trí của bạn.
8. CALL (Gọi) ngay cứu hỏa khi bạn đã thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Chúc các bạn một cuộc sống thanh bình.
Sưu tầm
1
0
0
Xem thêm
Xem thêm
Ý kiến bạn đọc (0)