Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Bạn muốn nói gì?
Đó là thực tế đang diễn ra. Khó không chỉ vì triệu tập được mấy nghìn hộ dân để xin ý kiến không đơn giản, mà còn vì nhiều nguyên do khác và có không ít ý kiến băn khoăn rằng có nhất thiết phải thành lập BQT?
Ảnh minh hoạ: Internet
Ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó GĐ Cty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội – đơn vị được thành phố giao quản lý nhà chung cư tái định cư cho biết, tất cả các tòa nhà mở hội nghị nhà chung cư không thành công là do người dân không đến đủ tỷ lệ quy định.
Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2018, Hà Nội còn 127 tòa nhà phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư, thành lập BQT, trong đó có 67 nhà đã tổ chức hội nghị nhà chung cư thành công, 44 nhà tổ chức 2 lần nhưng không thành công. Ông Minh đưa ra nhiều nguyên do, trong đó có tình trạng UBND cấp phường không phối hợp, ví dụ như UBND phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc cho rằng, 23 tòa nhà khu 7,2ha Vĩnh Phúc cơ bản được đưa vào quản lý trước khi Luật Nhà ở có hiệu lực, nên gần như không có quỹ bảo trì tòa nhà 2%, có khu nhà hơn 906 căn hộ chỉ có khoảng 300 triệu tiền bảo trì.
Mô hình từ khi thành lập là mô hình tự quản của tổ dân phố, khi triển khai Hội nghị nhà chung cư, ông Dũng cho hay, người dân không thấy nếu thành lập BQT thì họ được lợi ích gì, nên dù có nỗ lực triển khai tổ chức hội nghị nhưng không được sự ủng hộ của dân.
“Huy động được cư dân tham dự hội nghị đủ theo quy định đã khó nhưng tìm nhân sự tham gia BQT cũng rất khó vì không có chi phí để trả lương, phụ cấp cho người ta”, ông Dũng nói. Trong năm 2017, phường Vĩnh Phúc đã thành lập được một cụm BQT của 3 tòa nhà chung cư gồm 10 thành viên, nhưng chỉ sau vài tháng hoạt động đã có hơn một nửa viết đơn xin ra khỏi BQT vì không biết phải làm cái gì, nội dung hoạt động ra sao? Ba tòa nhà này kinh phí bảo trì chỉ có 70 triệu đồng…
Từ thực tiễn quản lý, ông Lê Thanh Bình, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm cũng đánh giá, vai trò của BQT nhà chung cư còn mờ nhạt do thiếu các hướng dẫn cụ thể về hoạt động, tính pháp lý của tổ chức này. Đa số các thành viên BQT không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, vận hành nên chưa sâu sát trong việc chỉ đạo đơn vị thực hiện quản lý vận hành.
Bên cạnh đó, việc giao lại kinh phí bảo trì nhà chung cư cho BQT tòa nhà quản lý và sử dụng đã không gắn kết trách nhiệm bảo hành, bảo trì công trình của CĐT trong quá trình quản lý sau đầu tư dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài gây bất ổn dân sinh trong khu vực.
Ông Nguyễn Huy Cường, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, nếu theo quan điểm cá nhân thì ông không muốn thành lập BQT mà muốn gắn trách nhiệm quản lý, vận hành nhà chung cư cho CĐT, trong đó có quy định Nhà nước quản lý những gì, ví dụ như quản lý giá dịch vụ. “Cần có cơ chế giao cho chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm từ lúc lập dự án, sửa chữa, quản lý, bảo dưỡng, vận hành cho đến khi hết thời hạn 50 năm, hết niên hạn sử dụng thì thanh lý”, ông Cường nói.
Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân – ông Nguyễn Xuân Lưu băn khoăn, quy định của Thông tư 02/TT-BXD về thành lập BQT có thể hiểu là mỗi tòa chung cư thành lập 1 BQT hoặc cả khu chung cư với nhiều tòa nhà thành lập chung một BQT? Nếu mỗi tòa thành lập một BQT riêng rẽ thì việc phân chia phí bảo trì chung giữa các tòa nhà thế nào, vì cả hệ thống liên hoàn với nhau. Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cũng cho rằng, BQT vừa là tổ chức xã hội, vừa là tổ chức quản trị, vừa là doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không có quy định thù lao cho thành viên BQT, nên có nơi chi hơn chục triệu, nơi chỉ vài ba triệu.
“Do chưa có tiêu chí người tham gia BQT, nên bác nào lớn tuổi, có kinh nghiệm, bắt đầu vào ở các bác gây to tiếng với CĐT là mọi người dân ủng hộ”, ông Lưu nói. Thành lập được BQT đã khó, nhưng có rồi, phối hợp quản lý thế nào cũng không đơn giản vì UBND quận và phường không phải cấp trên của BQT, cả CĐT cũng vậy.
Theo UBND quận Thanh Xuân, quy chế hoạt động của các BQT còn nhiều bất cập, cơ chế phối hợp giữa CĐT, BQT với chính quyền địa phương và cư dân sinh sống tại các khu chung cư chưa thống nhất, nhiều khu chung cư khi đi vào hoạt động không thông báo và bàn giao cho chính quyền địa phương để giám sát, phối hợp quản lý. Do thiếu các tổ chức chính trị tại cơ sở, người dân chung cư phải sinh hoạt với các khu dân cư liền kề, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân.
Còn ông Chu Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm lại phản ánh tình huống “khó xử” sau: “BQT cho rằng khi thành lập được UBND quận có quyết định công nhận, như vậy là ngang với cấp phường, thì tại sao phải nghe tổ dân phố. Một số BQT không nghe tổ dân phố. Vì vậy, ông Dũng đề xuất TP cần có hướng dẫn mới về quản lý nhà chung cư, trong đó quy định rõ cơ chế phối hợp giữa UBND phường với BQT, giữa BQT với tổ dân phố.
1
0
0
Xem thêm
Xem thêm
Ý kiến bạn đọc (0)